Học sinh hiện nay vẫn chưa khắc phục được “bệnh thành tích”

Theo ông Nguyễn Hữu Thiện – Phó Chánh văn phòng Sở GD-ĐT, ngành chỉ xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú đối với cán

Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là tiêu chí quan trọng trong việc xét danh hiệu nhà giáo và chiến sĩ thi đua các cấp. Nhưng làm sao để quy định của ngành trở nên thực tiễn và hạn chế căn bệnh ?

Theo quy định của , để đạt danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân hay chiến sĩ thi đua các cấp, bản thân mỗi giáo viên ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, phải có SKKN và SKKN đó phải được hội đồng đánh giá loại A hoặc B với thang điểm 20. Và việc chấm SKKN cũng có “ba-rem” điểm dựa theo tiêu chí của một công trình khoa học do Bộ GD-ĐT quy định. Như vậy, ai cũng dễ nhận thấy, quy định trên nhằm hướng tới một mục đích tốt đẹp là tạo môi trường thuận lợi để giáo viên có sự phấn đấu, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học. Đồng thời, những giáo viên có SKKN được xét duyệt sẽ có điều kiện chia sẻ với đồng nghiệp, nhân rộng mô hình.

Thi giải toán và tiếng Anh qua mạng – một trong những mô hình SKKN hiệu quả.

Nhưng thực tế, chính quy định trên lại tạo… điều kiện cho căn bệnh thành tích nảy sinh. “Tình trạng làm SKKN theo kiểu đối phó, hình thức, qua loa là có. Tuy nhiên, vấn đề cần bàn sâu hơn là nguyên nhân và mức độ của hiện tượng này. Việc này tùy thuộc vào nhận thức của từng giáo viên” – thầy Nguyễn Hữu Vĩnh, giáo viên dạy văn trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ bộc bạch. Cùng quan điểm đó, cựu giáo viên bộ môn văn trường THCS Chu Văn An (Duy Xuyên), cô Phạm Thị Ngọc Thúy cho biết: “Mấy chục năm giảng dạy, tôi nhận thấy chuyện SKKN ở ta còn mang tính đối phó, hình thức quá. Để được danh hiệu này kia, giáo viên “chạy đua” đăng ký làm SKKN. Tình trạng sao chép, “vay mượn” là điều không tránh khỏi. Tất nhiên, cũng không thể phủ nhận công sức của những người làm việc, nghiên cứu nghiêm túc”.

Theo thống kê của Phòng GD-ĐT huyện Đại Lộc, mỗi năm toàn huyện có đến 300-400 SKKN đổi mới phương pháp dạy và học được gửi tham dự. Nhẩm tính ra 18 huyện/thành phố trên địa bàn toàn tỉnh, con số SKKN quả là… khổng lồ. Nhưng vấn đề không phải ở chuyện con số, vì dù sao đó cũng phần nào cho thấy giáo viên có quan tâm đến việc nghiên cứu khoa học. Ông Huỳnh Kim Tám – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Đại Lộc cho biết: “Không thể phủ nhận hoàn toàn là những SKKN đều không mới. Tuy nhiên, “vay mượn” cũng nhiều. Năm ngoái, chúng tôi tổ chức chấm hai vòng, vòng một chấm vừa xong, phải tổ chức chấm phúc khảo trở lại và loại mấy chục công trình vì… đã có người viết. Có khi “tác giả” lấy ý tưởng người khác hoặc sử dụng công trình người khác rồi thay đổi tên công trình, đưa tư liệu, số liệu của mình vào, đổi từ ngữ… Việc “vay mượn” trở nên nhiều từ khi internet được phổ biến rộng rãi”.

Vẫn loay hoay

Có thâm niên chấm, xét SKKN, ông Tám nhận xét: “Phần lớn, SKKN chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, một công trình khoa học nhỏ. Chưa kể chất lượng còn thấp, tính thực tiễn không cao, chỉ có thể phổ biến giới hạn ở một tổ chuyên môn chứ khó phổ biến rộng rãi”. Bản thân giáo viên đạt giải SKKN vẫn chưa thực sự hài lòng. Cô Thúy cũng như một số giáo viên khác đã từng rất tâm huyết với việc làm SKKN. Cô đã từng đạt giải SKKN cấp huyện, cấp tỉnh; đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”… Nhưng đến khi về hưu, cô chưa lần nào được bảo vệ SKKN của mình trước hội đồng xét duyệt. “SKKN của giáo viên được gửi về trường, trường gửi về huyện, huyện gửi lên tỉnh, tỉnh xét rồi gửi giấy khen về. Không biết rồi các SKKN ấy đã đi đâu, về đâu” – cô Thúy trầm ngâm.

Theo ông Nguyễn Hữu Thiện – Phó Chánh văn phòng Sở GD-ĐT, ngành chỉ xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú đối với cán bộ quản lý giáo dục. Trong quá trình công tác họ phải có giải pháp, sáng kiến hoặc công trình nghiên cứu khoa học có tác dụng đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý; được hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp Nhà nước đánh giá từ loại khá trở lên. Ngoài ra, đã từng tham mưu, chỉ đạo, tổ chức có hiệu quả công cuộc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục, góp phần làm cho đơn vị thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và đạt thành tích xuất sắc. Theo ông Thiện, quy định trên có phần quá cao đối với cán bộ quản lý giáo dục tuyến dưới. Vì vậy, suốt 6 năm liền, ở Quảng Nam, không có vị cán bộ quản lý giáo dục nào đạt danh hiệu dù họ đã cống hiến hết mình.

Cũng cần nói thêm, theo ý kiến của nhiều giáo viên, đội ngũ tham gia thẩm định, xét SKKN hiện chưa phải hoàn toàn là những người có chuyên môn, thâm niên. Bản thân họ có khi chưa hề có SKKN đạt giải nhưng lại đi thẩm định, xét những SKKN tham dự cấp tỉnh của người khác. Điều đó cũng như việc một cử nhân lại nằm trong hội đồng nghiệm thu đề tài, nghiệm thu, thẩm định và xét công trình nghiên cứu của một thạc sĩ, tiến sĩ… Ông Nguyễn Văn Anh – Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục tỉnh thừa nhận, hội đồng khoa học của ngành hiện có khoảng 200 người, nhưng tình trạng “lấy cơm chấm cơm” vẫn phổ biến. Một vấn đề khó khăn nữa là kinh phí hỗ trợ của ngành dành cho SKKN còn quá thấp: SKKN đạt loại A cấp tỉnh chỉ 150.000 đồng; loại B là 100.000 đồng, loại C là 50.000 đồng. Hy vọng thời gian tới ngành sẽ có những bước hỗ trợ thiết thực hơn trong việc nâng cao, đổi mới chất lượng dạy và học. Ông Anh khẳng định: “Quy định về SKKN của ngành không có gì là hình thức cả. Chỉ có cách làm, cách triển khai của ta là mang tính hình thức. Hiện ngành đã chỉ đạo thành lập các cụm sinh hoạt chuyên môn của cụm trường, tạo diễn đàn để giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về SKKN. Ít ra, sáng tạo của đông đảo giáo viên sẽ tạo ra chất lượng cao trong dạy và học. Tất nhiên, trong triển khai cần từng bước khắc phục tiêu cực trên”. Riêng về biện pháp xử lý đối với tình trạng “đạo”, “vay mượn”, ông Thiện nói: “Ngành giáo dục tỉnh vẫn chưa có cách xử lý hiệu quả. Những SKKN bị phát hiện tiêu cực, ngành rất khó kết luận, xử lý được vì đây là việc hết sức tế nhị. Chỉ không xếp loại SKKN mà thôi”.

Câu chuyện sáng kiến vẫn chưa có hồi kết. Làm sao để SKKN là những công trình nghiên cứu giàu tính thực tiễn, để SKKN trở thành nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên chứ không phải là việc làm mang tính bắt buộc, đối phó… khi ấy mới loại bỏ được căn bệnh trầm kha này.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *